Tin tức nổi bật ngày 13/9
CAND: Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở các địa phương
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Chi tiết đăng tải trên báo CAND.
Cụ thể, văn bản đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó có Nghị định số 110 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trong đó 1 số lễ hội lớn như Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Đền Sóc (Hà Nội); Lễ hội Đền Trần (Nam Định); Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh); Lễ hội Vía Bà (Tây Ninh); Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang), Hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ); Lễ hội Chọi trâu; Lễ hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc) cần xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án và tổ chức Lễ hội năm 2024 đảm bảo an toàn trật tự xã hội, văn minh, hiệu quả.
Lời giải cho bài toán lao động nghỉ việc
Doanh nghiệp giảm đơn hàng, lao động bị giãn, giảm việc, thậm chí chấm dứt hợp đồng lao động - tình trạng diễn ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước thời gian qua. Trong bối cảnh khó khăn, chính quyền, cơ quan chức năng và tổ chức Công đoàn ở các địa phương đã nỗ lực đồng hành, hỗ trợ người lao động...
Ghi nhận tại các khu công nghiệp lớn có thể thấy hàng chục nghìn công nhân xin nghỉ việc. Lý do là do một số địa phương có các nhà máy, công ty mới mở nên người lao động xin thôi việc ở thành phố, về quê xin vào những công ty này để làm việc gần nhà. Bên cạnh đó, sau dịch bệnh COVID-19, thị trường lao động ổn định trở lại,trung tâm tin tức nhiều lao động đã quay trở lại thành phố lớn (đặc biệt các tỉnh phía Nam) để làm việc.
Ngoài ra, sau dịch bệnh, thị trường xuất khẩu lao động cũng khởi sắc nên nhiều công nhân chọn phương án xin nghỉ để đi xuất khẩu lao động với mức lương cao hơn. Trước tình hình trên, công đàon các cấp đã phối hợp, hỗ trợ tối đa nhằm đảm bảo quyền lợi cho công đoàn viên, người lao động.
Chặn chiêu trò bán dự án “ma”
Quy định pháp lý nhằm quản lý đội ngũ môi giới bất động sản (BĐS) còn bỏ ngỏ, từ đó tạo kẽ hở cho các nhân viên môi giới tự do tiếp tay lừa đảo, khiến niềm tin của nhà đầu tư, khách hàng bị giảm sút. Về vấn đề này, Báo KTĐT số ra sáng nay có bài viết : Chặn chiêu trò bán dự án “ma”
Trong nhiều năm qua, bên cạnh việc 1 số công ty BĐS lập ra "dự án ma", đưa ra thị trường những sản phẩm nhập nhèm về điều kiện bán hàng hoặc thiếu thủ tục pháp lý thì một bộ phận không nhỏ "cò" nhà đất hám lợi tận dụng thời cơ để lừa khách hàng đã gây nhiều bất ổn cho thị trường BĐS.
Hiện nay dù có các quy định xử phạt, môi giới BĐS vẫn là ngành nghề gần như không có rào cản vì khó xử lý. Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư hoặc người mua nhà khi tham gia giao dịch, cần có cơ chế pháp luật ràng buộc về vai trò, trách nhiệm của môi giới BĐS trong việc tư vấn, cung cấp thông tin.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đều chung quan điểm với đề xuất bổ sung vào Luật Kinh doanh BĐS các điều khoản cụ thể về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về BĐS và môi giới BĐS.
Điều này không chỉ giúp Nhà nước trong việc quản lý, giám sát thị trường, tiết kiệm ngân sách quốc gia, mà còn rất phù hợp với chuẩn mực pháp luật của nhiều quốc gia.